Chương I

TÊN GỌI, TÔN CHỈ – MỤC ĐÍCH

Điều 1. Tên gọi
Hiệp hội có tên gọi là: Hiệp hội doanh nghiệp nước ion kiềm Việt Nam

AI – Water là viết  tắc : Alkaline Ionizer Water

Tên tiếng anh của tổ chức : Vietnam AI-Water Corporations Association

Tên viết tắt của tổ chức : VACA
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
Hiệp hội doanh nghiệp nước ion kiềm (dưới đây gọi tắt là Hiệp Hội) là một tổ chức xã hội, nghề nghiệp của các doanh nghiệp Việt nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm liên quan đến ion kiềm; tự nguyện thành lập nhằm phối hợp các hoạt động kinh doanh lương thực để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên và góp phần bảo đảm an toàn nguồn nước. Hiệp hội góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của ngành nước ion kiềm.

Điều 3. Địa vị pháp lý

Hiệp hội đặt trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI

Điều 4. Nhiệm vụ
1. Đóng góp ý kiến về chiến lược phát triển ngành ion kiềm tại Việt Nam; góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung chủ trương, chính sách, pháp luật, liên quan đến ngành ion kiềm Việt Nam.
2. Phối hợp hoạt động của các hội viên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích hội viên và lợi ích quốc gia trong quan hệ mua – bán trên thị trường trong nước và với nước ngoài.
3. Tổ chức thu thập và cung cấp thông tin kinh tế thương mại, khoa học – kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, cải tiến kỹ thuật
4. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên Hiệp hội phát triển các hình thức hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, quan hệ với các nhà doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nước ngoài, tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị khoa học liên quan đến ngành ion kiềm để tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
5. Nghiên cứu đề xuất các dự án đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm liên quan về ngành ion kiềm, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; thúc đẩy các quan hệ hợp tác với các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng đầu tư phục vụ ngành ion kiềm tại Việt Nam.

Điều 5. Quyền hạn
1. Hiệp Hội được quan hệ trực tiếp các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước; mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế các nước trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội.
2. Tuyên truyền mục đích và phát triển Hiệp hội.
3. Được thông tin đầy đủ các chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế – thương mại, nhất là trong lĩnh vực ion kiềm; đại diện cho các hội viên tham dự các hội nghị, hội thảo về nước ion kiềm được tổ chức tại việt nam.
4. Kiến nghị với Nhà nước các vấn đề có liên quan đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các hội viên Hiệp hội, các vấn đề có liên quan tới việc phát triển của Hiệp hội;
5. Tổ chức thực hiện việc đăng ký, thống kê xuất nhập khẩu theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành hàng theo quy định của pháp luật.
6. Đàm phán và ký kết với các tổ chức Hiệp hội nước ngoài, các tổ chức quốc tế về các văn bản liên quan đến mục đích và chương trình hoạt động của Hiệp hội; tham gia các tổ chức quốc tế
7. Đề cử và hỗ trợ các hội viên tham gia các chương trình nghiên cứu, hợp tác khoa học – kỹ thuật trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
8. Giới thiệu và đề cử các hội viên đại diện tham gia các đoàn của cơ quan Nhà nước đi công tác ở ngoài nước nếu có yêu cầu, tham gia dự thầu, đàm phán, ký kết với các hợp đồng có số lượng lớn theo quy định của pháp luật.
9. Huy động, sử dụng hội phí và các khoản đóng góp khác của hội viên phục vụ cho hoạt động của Hiệp hội phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương III

HỘI VIÊN

Điều 6. Hội viên và tiêu chuẩn hội viên
1. Doanh nghiệp của Việt Nam có tư cách pháp nhân, được thành lập theo qui định của pháp luật, có đăng ký sản xuất, kinh doanh sản phẩm ion kiềm tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập và đóng hội phí đầy đủ đều có thể được xét công nhận là hội viên của Hiệp hội.
2. Hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp ion kiềm bao gồm:
a) Hội viên chính thức
Hội viên chính thức là doanh nghiệp của Việt Nam có tư cách pháp nhân, được thành lập theo quy định của pháp luật; có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của ngành hàng; đã tham gia xuất, kinh doanh, có tài chính lành mạnh tán thành Điều lệ của Hiệp hội tự nguyện có đơn xin gia nhập và được Hiệp Hội xét quyết định công nhận là hội viên chính thức của Hiệp hội.
b) Hội viên liên kết
Các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành điều lệ thì được xem xét công nhận là Hội viên liên kết.
Hội viên liên kết được tham gia các hoạt động và tham gia đại hội của Hiệp hội nhưng không được tham gia vào HĐQT, không được biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội.
c) Hội viên danh dự
Công dân hoặc một tổ chức Việt nam không có điều kiện là hội viên chính thức hoặc hội viên liên kết nhưng có sự đóng góp cho Hiệp hội thì được công nhận là Hội viên danh dự.
Đại diện hợp pháp của hội viên theo pháp luật là Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp theo các khoản a, b và khoản c, điều 6 của Điều lệ này.

Điều 7. Nghĩa vụ của hội viên
1. Thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương chính sách của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động và thực hiện các chương trình công tác của Hiệp Hội.
2. Chấp hành Điều lệ của Hiệp hội, các Nghị quyết của Đại hội toàn thể hội viên hoặc Đại hội đại biểu và các Quyết định của Hội đồng quản trị; tham gia đầy đủ các Đại hội, hội nghị của Hiệp Hội.
3. Giữ gìn đoàn kết nhất trí, xây dựng Hiệp Hội phát triển lớn mạnh vì lợi ích của Hiệp Hội, của các hội viên và của nhà nước; xây dựng quan hệ phối hợp hợp tác giúp đỡ giữa các hội viên Hiệp Hội trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh (tranh mua, tranh bán, phá giá giành khách hàng,…) gây thiệt hại cho hội viên khác và lợi ích chung.
4. Đóng góp hội phí và các khoản xây dựng quỹ theo quy định và đúng thời hạn.

Điều 8. Quyền của hội viên
1. Hội viên được giữ nguyên tư cách pháp nhân và quyền chủ động của đơn vị mình trong sản xuất – kinh doanh ion kiềm khi tham gia Hiệp hội.
2. Thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình Hội đồng quản trị về các chủ trương, biện pháp, hoạt động của Hiệp hội,… ứng cử, đề cử và bầu cử người vào Hội đồng quản trị và các chức vụ khác trong tổ chức của Hiệp hội.
3. Được đề đạt, phát biểu ý kiến về các chủ trương của hiệp hội
4. Được xét hỗ trợ từ các Quỹ của Hiệp hội được thành lập theo các quy định của pháp luật.
5. Được Hiệp hội bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng trong các quan hệ sản xuất – chế biến – kinh doanh sản phẩm liên quan ion kiềm; được cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết, được giúp đỡ trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ của đơn vị.
6. Được tham gia các hội khác và xin ra khỏi Hiệp hội.

Chương IV

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 9. Nguyên tắc tổ chức
Hiệp hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số. Tất cả các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên đều phải được bàn bạc và thông qua tại các phiên họp toàn thể hội viên hoặc đại biểu hội viên.

Điều 10. Cơ cấu tổ chức
1. Đại hội toàn thể hội viên hoặc đại biểu các hội viên (gọi tắt là Đại hội)
2. Ban điều hành

Giới thiệu

Giới thiệu về chúng tôi

Điều lệ

Ban điều hành

Hiệp hội ion kiềm Nhật Bản

Hiệp hội ion kiềm Hàn Quốc

Liên hệ tư vấn