10h sáng nay tọa đàm ‘Nước điện giải ion kiềm có tốt cho người bệnh gout?’

Bác sĩ, chuyên gia chia sẻ nguyên nhân, biểu hiện bệnh gout và tác dụng nước ion kiềm trong hỗ trợ chữa trị, phòng ngừa, vào 10h ngày 11/1.

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

Bệnh gout còn gọi là bệnh thống phong hay bệnh viêm khớp do gút. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới tuổi trung niên trở lên và phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, yếu tố di truyền. Nguyên nhân gây bệnh là chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý, ăn nhiều thực phẩm chứa purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa, dê, thịt thú rừng…), phủ tạng động vật (lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…), trứng gia cầm (nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn), thực phẩm giàu đạm khác (thịt heo, thịt chó, thịt gà, thịt vịt… cá và các loại thủy sản như lươn, ếch…).

Cùng với chế độ giàu đạm, việc uống nhiều bia, rượu, cà phê làm tăng acid uric trong máu và dễ lắng đọng urate tại khớp, từ đó gây ra bệnh gout.

Cơn gout cấp có đặc điểm khởi phát đột ngột, thường vào ban đêm với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp, thường gặp nhất ở khớp bàn hoặc ngón chân cái. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các khớp khác như mu bàn chân, cổ chân, gót, đầu gối, gân gót, cổ tay, ngón tay, khuỷu.

Bệnh thường diễn biến qua bốn giai đoạn. Đầu tiên là tăng acid uric máu không triệu chứng, diễn biến trong nhiều năm. Sang giai đoạn hai, người bệnh xuất hiện cơn gout cấp với sưng đau ở khớp, thường khỏi sau 3-10 ngày điều trị, nếu không điều trị thì cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và nặng hơn.

Bước vào giai đoạn ba, người bệnh không đau, khớp hoạt động bình thường. Cuối cùng, giai đoạn bốn là bệnh gout mạn tính với sự lắng đọng tinh thể urate ở khớp, thận… Khớp bị biến dạng với hư hại xương và sụn. Người bệnh có thể bị viêm thận, sỏi thận, suy thận, xuất hiện các cục tophi quanh khớp gây mất thẩm mỹ và có thể tàn phế.

Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM nhấn mạnh, người bị gout mạn tính cần được kiểm tra chức năng thận và sỏi thận định kỳ, uống nhiều nước. Lý do, một trong những nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh gout là tinh thể uric đóng lại trong thận gây suy thận. Vì vậy ở người bệnh gout, nhu cầu về lượng nước kiềm rất cao. Loại nước này góp phần làm giảm nồng độ acid uric trong nước tiểu, hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, từ đó giảm nguy cơ bị sỏi thận.

Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi lưu ý người bệnh gout có thể uống nước kiềm để giảm nguy cơ sỏi thận khi bị gout. 

Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi lưu ý người bệnh gout có thể uống nước kiềm để giảm nguy cơ sỏi thận khi bị gout.

Bác sĩ Yến Phi hướng dẫn mọi người lấy 40 nhân với trọng lượng để ra tổng lượng nước cần uống trong ngày, có thể tăng thêm khi thời tiết nắng nóng, vận động mạnh, bị sốt… Trong đó, khoảng 60% là nước lọc, còn lại là sữa, các thức uống khác. Với người bị bệnh gout, có thể thay thế hầu hết lượng nước lọc uống hàng ngày bằng nước kiềm.

Để có nguồn nước kiềm, trước đây, người dùng có thể sử dụng các loại túi, chai đóng sẵn, nay có thể sử dụng máy điện giải ion kiềm để tạo ra nguồn nước kiềm, giàu hydro phân tử, có thể uống trực tiếp từ vòi.

Ông Lê Đức Phú, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nước ion kiềm cho biết nước điện giải ion kiềm (hay cũng gọi là nước ion kiềm, nước kiềm hóa, nước hydro, nước kangen) là loại nước chức năng có nguồn gốc từ các bệnh viện Nhật Bản. Loại nước này có độ pH 8,5-9,5, có tính kiềm tự nhiên, giàu khí hydro hòa tan trong nước giúp chống oxy hóa, giàu các chất điện giải (Na, K, Mg, Ca…) và phân tử nước được phân tách siêu nhỏ giúp nước thẩm thấu nhanh vào tế bào…

Năm 1965, Bộ Y tế Nhật ra công văn Dược phẩm 763 để công nhận những lợi ích của nước ion kiềm đối với sức khỏe,  khuyến khích người dân sử dụng loại nước này.

Loại nước chức năng này được tạo ra bởi công nghệ điện phân nước (điện giải nước). Công nghệ này được ứng dụng trong các sản phẩm máy lọc nước điện giải ion kiềm (máy tạo nước ion kiềm) để tách nước thành dạng ion H+ và OH-. Tại Nhật Bản, máy tạo nước ion kiềm được công nhận là một thiết bị y tế sử dụng trong gia đình và chịu sự giám sát, quản lý của Bộ Y tế.

Ông Lê Đức Phú - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nước ion kiềm Việt Nam. Ảnh: Thành Nguyễn.

Ông Lê Đức Phú – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nước ion kiềm Việt Nam. Ảnh: Thành Nguyễn.

Để hiểu rõ hơn về bệnh gout và công dụng của nước điện giải ion kiềm, bác sĩ Đào Thị Yến Phi cùng ông Lê Đức Phú sẽ tư vấn cho độc giả trong buổi tọa đàm “Nước điện giải ion kiềm có tốt cho người bệnh gout?” vào lúc 10h ngày 11/1 trên VnExpress.

Bác sĩ Đào Thị Yến Phi tốt nghiệp Đại học Y TP HCM vào năm 1998, đi sâu nghiên cứu về chuyên ngành Nhi và Dinh dưỡng. Hiện nay, bà đảm nhận vai trò Trưởng bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM; Thư ký thường trực của Hội Dinh dưỡng TP HCM và Hội Dinh dưỡng lâm sàng TP HCM. Bác sĩ có trên 22 năm công tác trong lĩnh vực y khoa, với 11 năm trong ngành Nhi (thạc sĩ Nhi khoa) và 11 năm trong ngành Dinh dưỡng (Tiến sĩ Dinh dưỡng). Bác sĩ Yến Phi đã có nhiều đóng góp với các công trình nghiên cứu khoa học, đầu sách bổ ích như Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ để con bạn phát triển toàn diện, Dinh dưỡng học

Ông Lê Đức Phú có 9 năm kinh nghiệm về công nghệ sản xuất nước ion kiềm. Ông giữ vai trò Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nước ion kiềm và từng tham gia nhiều buổi chia sẻ kiến thức về nước điện giải ion kiềm.

Thảo Trang

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/suc-khoe/10h-sang-nay-toa-dam-nuoc-dien-giai-ion-kiem-co-tot-cho-nguoi-benh-gout-4038321.html

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Trả lời